Nhận Ra (Aware)

Chuyên đề đã được tổ chức tại TP.HCM vào tối ngày 19/10/2019

Lời thầy Ngô Toàn chia sẻ sau buổi học:

“Chào các bạn, chủ đề ‘Nhận Ra’ đã được triển khai từ nền tảng cố gắng lắng nghe người và lắng nghe chính bản thân ta. Tỷ dụ, mình không thể thở nhầm, rằng để thực hành sự chú tâm không phán xét chẳng hạn, mình chỉ đơn giản là nhận ra được hơi thở mà không cố gắng thay đổi nó, dù thực tế cố gắng kiểm soát hơi thở theo cách tinh tế nào đó có thể khiến mình cảm thấy khó chịu. Tức, ví von nghịch lý ở đây: cách tốt nhất để có được thứ mình muốn thường là từ bỏ việc cố để có được nó.

Tuy thử kết thúc đúng giờ song lần nữa, buổi gặp tối cuối tuần lại lố kiểu lâu nay vẫn thế (!). Khởi phát bởi nguyên nghĩa ‘trông chừng, cảnh giác’, tìm hiểu vụ ‘nhận ra’ (aware) giúp chúng ta tiếp tục hiểu thêm tại sao ban đầu phải chủ động và chịu khó quan sát… Chúng ta cũng trao đổi kỹ càng về vài ba đặc thù cơ bản khá dễ phát hiện liên quan tới tiến trình học hỏi, ví dụ, hầu hết chúng ta đều ưu tiên để ý khoảnh khắc khi một cảm giác bắt đầu hoặc xuất hiện song lại hiếm khi biết tới lúc nào nó kết thúc hoặc biến mất (rõ ràng ghê gớm là với chuyện hơi thở vào, ra…). Sự phấn khích, háo hức đôi khi lại bị thay thế khó ngờ bởi sự thất vọng, hụt hẫng… Chúng ta ngay lập tức bị lôi cuốn vào một âm thanh mới, cảm giác cơ thể mới hoặc một cảnh tượng mới, song hiếm khi nhận thấy khi âm thanh, thị giác hoặc cảm giác cơ thể trước đó biến mất. Điều này là tự nhiên, vì mỗi phát sinh mới đại diện cho những gì ta cần giải quyết trong thời điểm tiếp theo. Nhưng cứ luôn luôn nhận ra được các cảm giác phát sinh và hầu như không nhận ra những lúc cảm giác băng qua thì lại tạo ra một quan điểm mất cân bằng về trải nghiệm cảm giác chẳng hạn… Để thực hành kỹ thuật ‘Chỉ Để Ý Nó Vừa Qua’ đòi hỏi tuân thủ chút quy trình, song chủ yếu là xác nhận cụ thể khi mình phát hiện điểm chuyển tiếp giữa tất cả các điểm hiện diện và chí ít một số điểm không còn hiện diện. Mỗi phát sinh ở đâu đó gây ra một biến mất ở chỗ khác… Tại sao mình nên quan tâm tới việc có thể phát hiện ra khoảnh khắc một đợt nói thầm liên tục, hoặc một âm thanh cụ thể bên ngoài, hay một cảm giác cơ thể đột nhiên lắng xuống? Giả sử mình trải qua một số kinh nghiệm khủng khiếp liên quan nỗi đau thể xác, cảm xúc phiền não, tâm thần bấn loạn và mất phương hướng cùng một lúc. Nơi nào mình hướng tới có thể đem lại sự an toàn, rẽ vào đâu thì thoải mái, tìm ý nghĩa chỗ mô? Mình chỉ có thể tập trung chú tâm vào thực tế rằng mỗi giác quan gây chấn động thảy đều đi qua. Nói khác, mình có thể đảo ngược thói quen từ hướng tới mỗi phát sinh mới sang mỗi sự băng qua mới. Trạng thái khuây khoả vi tế thì luôn luôn có mặt… Vậy mỗi kết thúc vi tế thì giúp được bao nhiêu? Tuỳ, phụ thuộc vào ba điều: sự rõ ràng về giác quan (khả năng phát hiện những khoảnh khắc tan biến), sức mạnh tập trung (khả năng tập trung vào những khoảnh khắc tan biến), và sự bình thản nội tại (khả năng cho phép trải nghiệm mỗi cảm giác đến rồi đi mà không cần đẩy- kéo)…

Hẹn gặp lại các bạn vào tối thứ Bảy, 16.11, với chủ đề được bầu chọn về sự tập trung làm việc thông qua trao đổi cuốn sách của Newport là ‘Deep Work: Rules for Focused Success in a Distracted World‘ (2016)/ Làm Ra Làm, Chơi Ra Chơi, (2019). Đầu tuần hoan hỉ.”

Leave a Comment