Chuyên đề đã được tổ chức tại Hà Nội vào hai ngày 24-25/8/2019
Lời thầy Ngô Toàn chia sẻ sau buổi học:
“Chào các bạn,
chắc sau 10 ngày tham gia cours về Sang chấn (trauma), đến giờ chúng ta vẫn tiếp tục giữ vai *làm chứng* nếu không rơi vào vị trí *nạn nhân* của một trải nghiệm bạo lực trong đời đi theo một bệnh tật hoặc tai nạn nghiêm trọng, và trải dài thuộc khía cạnh tình dục, thể lý, lạm dụng cảm xúc, bị cưỡng hiếp, công kích, tra tấn, chiến tranh, thiên tai, mất mát,,; thậm chí, kỳ cùng thì chúng ta vừa là người kể chuyện vừa hoá thân trong chính câu chuyện luôn. Bởi tự bản chất, sang chấn không hề chỉ xảy tới với một số ít kém may mắn mà hàng ngày mỗi người thảy đều trải nghiệm sự đau khổ miên man của cô đơn và sợ hãi. Sang chấn vì thế, là nền tảng của tâm lý người; nỗi niềm riêng tư sâu xa giúp chúng ta trải nghiệm sự đau đớn ở tầm mức cơ bản, đem lại tiềm năng chuyển hoá, và nó khá hữu dụng cho việc phát triển tâm trí cá nhân.
Các biểu hiện thường gặp như cảm thấy bất lực, giảm sút lòng tự trọng, đổ lỗi cho bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tin tưởng, thiết lập quan hệ thân mật, tìm ra động cơ và ý nghĩa ở đời. Với kẻ mắc PTSDs, phiền khổ ghê gớm và thiếu hụt tâm lý; cảm giác hoảng sợ kéo dài, dù không có chuyện gì thì vẫn hoàn toàn suy yếu, cả loạt hồi tưởng thị giác lẫn cơ- vận động làm vặn xoắn thân xác ghê gớm… Trong khi tâm trí sang chấn bộc lộ thói quen luôn luôn thầm mong điều tồi tệ xảy đến thì sự chữa lành sang chấn đòi hỏi niềm tin vững vàng, sự dũng cảm, và tinh thần kiên định. Cả thực tiễn lẫn nghiên cứu chứng tỏ, những ai sống sót rồi vượt qua vô hình trung, minh hoạ cho các thực hành thiền tập tỉnh thức (mindfulness meditation) khiến họ lấy lại được sức sống, được trao quyền, và phục hồi. Các thực hành chữa lành nhắm vào việc điều hướng rồi tăng cường sự chịu đựng căng thẳng, làm vơi bớt thói quen chỉ trích bản thân, định hướng sự chú tâm, tăng cường trạng thái thư giãn, làm rõ ràng các cảm xúc, và xây dựng sự tử tế đối với chính bản thân mình… Nhờ làm việc thiện xảo với các thách thức ở đời, chúng ta có thể giảm nhẹ khổ đau rồi củng cố các sức mạnh lâu dài… Nỗ lực, tinh tấn đúng đắn không phải là sử dụng năng lượng tập trung cho một mục tiêu mà được dùng để *nhận ra* (aware). Lớp đã bàn kỹ càng tiến trình khởi sự với các kỹ thuật xử lý cụ thể…
Là phần khó thoát tránh nổi của cuộc sống, sang chấn khiến chúng ta thấu biết đủ đầy thực tế và tăng hiểu biết sâu xa hơn về chính bản thân mình. Đức Phật lịch sử cũng từ sang chấn thời thơ ấu (với việc mẹ đẻ sau khi sinh ra Ngài 7 ngày đã mất) mà khởi sự hành trình tâm linh siêu tuyệt. Làm thế nào để những ai mong muốn trợ giúp gìn giữ được tinh thần lạc quan, sự tĩnh lặng bình thản, đức hy sinh, và tuyệt không khô cạn trước vô vàn sang chấn, tang thương… Đại nguyện của những người ấy hẳn đòi hỏi năng lực nhận ra nỗi khổ niềm đau đủ để tự mình tạo ra sự công chính, yên bình, và vững bền; rằng người ấy hứa, vì lợi lạc cho tất cả, luôn gắng thực hành sự tự chăm sóc bản thân, tỉnh thức, và chữa lành; và thề sẽ không hề bị kiệt sức. Lời cuối. Tài liệu tham khảo cho những ai muốn đọc chuyên sâu thêm:
Sớm gặp lại nhau.”