Tam Giác Ngược Trong Các Gia Đình Rối Rắm Và Mối Quan Hệ Lạm Dụng

Chuyên đề đã được tổ chức tại TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội trong năm 2018, và vào ngày 23-24/3/2019 được đề xuất tổ chức lần nữa tại TPHCM, nhưng với những trải nghiệm mới mẻ hoàn toàn.

Ghi chép lại lời thầy chia sẻ sau buổi học:

“Chào các bạn, Tam Giác Kịch Tính (Drama Triangle) của Karpman (1968) hơn nửa thế kỷ qua vẫn tiếp tục chứng thực độ hiệu lực của mô hình lý thuyết năng lực quan hệ. Ngoài lý thuyết gắn bó vốn quen thuộc với tất cả chúng ta thì lý thuyết này của ông được ít người biết tới, tuy nhiên, tính ứng dụng thực tế của nó rất cao. Mô hình được tạo ra bởi các vai phản ứng và thao túng là Nạn Nhân (Victim), Kẻ Gây Án (Persecutor) và Người Giải Cứu (Rescuer). Lý thuyết này phát hiện các vai dắt díu nhau và trục trặc về chức năng của các mối quan hệ, trong đó có hôn nhân gia đình. Tam Giác Kịch Tính chỉ ra sự thay đổi cấu trúc một cách nhanh chóng trong một hệ thống gia đình gồm nhiều vấn đề phức tạp đan xen lẫn nhau. Và sự thay đổi đấy mang tính hệ thống. Tác dụng của lý thuyết này bao gồm gỡ bỏ việc chú vào một cá nhân cụ thể mang tính chất bị quy tội, làm nảy sinh khả năng nhận ra và ghi nhận các thực tế hiện hữu trong gia đình, kích thích các thành viên cởi mở, và khuyến khích họ lựa chọn những khả thể thay đổi, di chuyển trong việc thực hiện các nhiệm vụ; đồng thời, mô hình này cũng làm dễ dàng hơn cho sự tách biệt và tính cá thể trong nhu cầu chung rằng sẽ cùng nhau thay đổi. Mô hình tam giác của Karpman phản ảnh ba trạng thái bản ngã của những ai tham gia, đó là nó làm phấn khích đứa trẻ tò mò, khiến người trưởng thành thực hiện các nhiệm vụ thực tế, và tái xác nhận trở lại vai trò nâng đỡ và bảo bọc của bố mẹ. Chính vì thế, mô hình nhìn nhận các hành vi mang tính phi lý như cấu trúc xã hội, và đồng thời, nó cũng xác định, thách thức những vấn đề thuộc về ranh giới (Boundaries), như là sự hợp tác, hoặc sự loại trừ. Ngoài ra, mô hình này cũng cho thấy cách chơi trò tâm lý của các thành viên trong một gia đình, và từ đó chúng ta cũng đã hiểu hơn về 2 kiểu dạng Nạn Nhân khác nhau. Thuật ngữ căn bản của tam giác này là switch nhằm phản ảnh cho các vị thế hiện sinh của đời sống. Tam giác này bộc lộ thang bậc quyền lực trong gia đình gồm các kịch bản tam giác dựa trên các tiền sử của mỗi cặp thành viên, và đồng thời nó cũng phát hiện ra hậu quả của việc chối bỏ các mẫu hình mang tính chất thực thi do tự mình gây hại. Trên cơ sở đó, chúng ta cũng đã có cơ hội để trao đổi về khả năng thương yêu và khả năng kiểm soát – là hai khả năng liên quan rất lớn đến năng lực quan hệ (được tìm hiểu thông qua cuốn sách quan trọng cho nền tảng tâm lý Relational Competence Theory: Research and Mental Health Applications – Luciano L’Abate, 2010).

Cụ thể, khả năng thương yêu là chiều kích về khoảng cách, tức là nó bộc lộ cho các khía cạnh cực đoan trong cách tiếp cận – lảng tránh, mà vì thế nó chính là khả năng cân bằng trung dung mang tính chức năng; năng lực kiểm soát được hiểu là các chiều kích của sự kiểm soát như là khả năng ngăn chặn sự bộc lộ, đồng thời là khả năng phản ảnh những kiềm nén, và sự hạn chế mang tính chức năng.

Chúng ta cũng đã trao đổi về mô hình biểu thị tính tương tự trong một mối quan hệ thân mật, nó sẽ gồm có các yếu tố sau: sự cộng sinh, sự giống nhau, sự tương đồng, sự khác biệt, sự đối lập và sự tha hóa. Trong đó,

  • Sự cộng sinh (symbiosis) là khả năng cảm nhận những cảm xúc đau đớn, nhưng lại giữ bên trong không bộc lộ ra ngoài.
  • Sự tha hóa (alienation) là cách mà cảm xúc đau đớn bị né tránh, hoặc bộc lộ ra bên ngoài.
  • Cộng sinh đi với tha hóa tạo ra sự lạm dụng (abusive) và vô cảm (apathetic).
  • Sự giống nhau (sameness) đi với sự đối lập (oppositeness) thì tạo ra phản ứng (reactive) và tính lặp lại (repetitive).
  • Sự tương đồng (similarity) với sự khác biệt (differentness) tạo ra sự sáng tao (creative) và tính truyền dẫn (conductive).

Tính thân mật là sự gần gũi (close), sự cam kết, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự kéo dài. Mô hình tam giác của Karpman cho chúng ta thấy các yếu tố về tính biến thiên của sự giống nhau, các kiểu quan hệ thân mật, sự tương tác, khả năng biểu lộ cái tôi, và tính ưu tiên (là sự sống còn, hay là sự ưu tú).

Đối lập lại với Tam Giác Kịch Tính là Tam Giác Chiến Thắng (Win Triangle), mô hình này sẽ được tôi trình bày kết hợp với với Tam Giác Người Chiến Thắng (Winner’s Triangle) trong chủ đề được bầu chọn cho tháng 5, chủ đề ‘Huấn Luyện Tâm Trí Và Vận Hành Ngôn Ngữ’. Hẹn gặp lại vào ngày 4-5/5.”

Leave a Comment