Khủng Hoảng Bản Sắc (Identity Crisis)

Chủ đề: Khủng Hoảng Bản Sắc (Identity Crisis)

Chuyên đề đã được tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 23 – 24/2/2019

ĐN: “Chào các bạn. Trong khi có hai vị nước ngoài chuyên đóng giả ghé Hanoi vào vai yếu nhân Donald Trump và Kim Jong Un thì tại phố biển miền Trung chúng ta cũng cơ bản bàn xong câu chuyện Khủng Hoảng Bản Dạng (Identity Crisis), nhất là dưới chiều cạnh văn hoá- xã hội. Các lý thuyết về Bản Dạng thảy đều quy về nhu cầu muốn thể hiện sự xác thực, đáng tin (authenticity), phân biệt một cá nhân và tất cả các thành viên thuộc về nhóm cụ thể nào đó; chỉ ra cơ sở định hình (formation); vai trò; kỳ vọng kèm ước muốn được cảm thấy bản thân có giá trị; và sự thay đổi cũng như ảnh hưởng nếu thiếu vắng khả năng đáp ứng các yêu cầu do hoàn cảnh biến chuyển.. Trước các đặc trưng phân mảnh, mất cố kết, thiếu bền vững, và thực tế phức hợp thì giới trẻ sẽ ít lưu tâm tới bản dạng bão hoà (‘saturated’) hay dễ thay đổi (‘mutable self’), nhất là ở thời đại huyễn hoặc này đang phải đương đầu với những công nghệ truyền thông tân kỳ và vô vàn kích thích thông tin cấp tập; hệ quả, bản dạng nhái (faking identity) và sự cá nhân hoá giả tạo (artificial individuation), tái xác nhận khái niệm selfobjects (Kohut, 1970) và khó chứng thực mình như- một- con- người trong tâm trí riêng có (Fromme, 2010). Nếu Carl Jung cho biết sự chữa lành (healing) phải trên cơ sở hợp nhất có ý thức giữa việc hướng ra ngoài và trú ngụ bên trọng của các bản ngã thì tám giai đoạn phát triển tâm lý- xã hội của Erik Erikson gợi mở tại sao người mới lớn, đang phải đi học thường hay mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng như loạn thần (psychosis) và tâm thần phân liệt (Schizophrenia) trong quãng thời gian bản dạng đấu tranh với sự rối rắm vai trò (role confusion) mà mục tiêu là hình thành sự đúng đắn, trung chính (fdelity).. 

Ngoài các khái niệm liên quan như in-groups/ out-groups; private/ public identity; front/ back stage (Goffman, 1959), Lớp cũng chú tâm tìm hiểu trạng thái vô thức tập thể như nỗi sợ khủng khiếp “Ngày Tận Thế’ với trục văn hoá kết hợp trải nghiệm cá nhân thông qua tiến trình chi phối khủng khiếp của quyết định luận công nghệ; sự tưởng tượng của nền văn hoá quần chúng; chủ nghĩa đô thị hậu hiện đại; và văn bản số. Bài tập thực hành xử lý giai đoạn Đối Kháng (Antagonism) cho câu chuyện tình yêu của chàng Đông nàng Xuân càng chứng tỏ định kiến giới thiệt khó ngờ (100% cánh con trai cho rằng Đông bị rơi vào thế ‘đổ vỏ’); theo đó, bằng việc chia nhóm theo giới tính rồi đóng vai diễn kịch nhằm minh hoạ cho hướng giải quyết xung đột dựa trên giới (identiy-based conflict) thế đã góp phần đánh thức nhiều cảm nhận cá nhân bất ngờ cũng như củng cố, giúp nắm bắt rõ ràng hơn ở những ai tham gia về lý thuyết cùng khả năng áp dụng vào đời sống hàng ngày của cách tiếp cận A.R.I.A (Rotman, 1997)… 

Cuộc gặp tháng Ba sớm được triển khai trong hai tuần nữa thôi (9-10.3) với chủ đề được bầu chọn và lên sàn hết sức gọn gàng: Thiết Kế Môi Trường (Environmental Design). Nội dung trao đổi, dĩ nhiên, không dám nghiêng chút chi về hướng thiết kế kiến trúc, xây dựng dân dụng hoặc chính sách quy hoạch.. mà chủ yếu chăm chỉ tập trung vào thói quen và hành vi con người cũng như tác động của môi trường, nhất là đời sống đô thị, tới tâm lý và sức khoẻ chúng ta. Tức, Lớp tiếp tục muốn mon men ghé dừng thêm một lĩnh vực khá mới mẻ là Tâm lý học Sinh Thái (Ecological Psychology) sau khi đã hớn hở dạo qua Tâm lý học Xã hội và Tâm lý học Hoà Bình (Peace Psychology). Tham vọng cùng đam mê ghê thiệt.”

Tài liệu thầy giới thiệu:

Leave a Comment