Adam Smith bàn về cảm giác cay đắng

Chú thích: Adam Smith là nhân vật có vai trò quan trọng trong thời kỳ của Khai sáng Scotland. Ông là một nhà triết học và được coi là cha đẻ của kinh tế học hiện đại.

Cảm giác cay đắng thường bị coi là một thứ cảm xúc xấu xí và độc hại. Một người đang sôi sục với sự cay đắng, bất bình có thể là một người nguy hiểm vì họ dễ bị thôi thúc bởi cảm xúc hơn là nguyên tắc, và thường họ không suy tính đến hậu quả của hành động mà mình bị thôi thúc. Triết gia Nietzsche từng nổi tiếng với việc chỉ trích “ressentment” (tạm dịch: sự bất bình) là một loại bệnh lý văn hóa đặc trưng của Cơ đốc giáo châu Âu. [I] Dẫu vậy, vẫn có trường hợp mà cảm xúc cay đắng có một vai trò quan trọng trong đời sống của một người có đạo đức. Trong “The Theory of Moral Sentiments” (tạm dịch: Lý thuyết về Cảm xúc Đạo đức), Adam Smith đã nêu ra trường hợp để chứng minh cho quan điểm rằng, cảm giác cay đắng có thể đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo công lý được thực thi. Smith không phải là nhà triết học duy nhất bảo vệ vai trò của cảm xúc cay đắng nhưng những luận điểm mà Smith nêu ra đặc biệt sâu sắc và khít khớp với quan điểm tổng thể của ông về tâm lý học đạo đức. Bài viết dưới đây nêu rõ một số luận điểm chính mà Adam Smith khi bàn về cảm giác cay đắng và vai trò của nó.

Ở phần đầu của “Lý thuyết về Cảm xúc Đạo đức”, Smith lập luận rằng sự cay đắng và biết ơn là một trong những cảm xúc đạo đức cơ bản nhất. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì con người có khả năng hành động có lý do, mục đích, và được thúc đẩy bởi vô số cảm xúc và thái độ. Hơn nữa, con người có thể nhận ra những cảm xúc và thái độ đó, từ đó hiểu biết hơn về mục đích sống và mối quan tâm của mình. Chúng ta có thể thương lượng và tương tác với nhau trên cơ sở những gì chúng ta cho là tốt và đáng giá, cũng như dựa trên những động cơ mà chúng ta coi là phù hợp và đáng khen ngợi. Mỗi cá nhân trưởng thành là một cá thể tự do, có trách nhiệm, và đó là một điểm quan trọng của đạo đức.

Smith viết: “Lòng biết ơn và sự cay đắng là những cảm xúc mạnh mẽ nhất thôi thúc chúng ta có những hành vi khen thưởng hay trừng phạt. Vì vậy, với chúng ta, người đáng được khen thưởng là đối tượng mà ta biết ơn; trong khi đó, người đáng bị trừng phạt phải là đối tượng gây ra cho chúng ta cảm giác cay đắng. ”[ii]“ Hình phạt, cũng là để đền bù hoặc để bồi thường; nó là cách để trả đũa lại sự sai trái của người khác. ”[iii] Khái niệm “sai trái”’ở đây chỉ một cái gì đó gây khó chịu và không mong muốn. Nó không phải là khái niệm sai theo nghĩa “hai lần sai thành một lần đúng” hay chỉ đơn thuần là sự báo thù.

Con người có thể hành động và cư xử với tư cách là một tác nhân tự nguyện, có trách nhiệm theo những cách có thể được đánh giá cao và khen ngợi, hay nói cách khác là xứng đáng với lòng biết ơn; hoặc theo những cách đáng bị chỉ trích và lên án, hay nói cách khác là xứng đáng bị người đời bất bình. Biết ơn và bất bình là những phản ứng cơ bản mang tính quy luật đối với hành động của con người, là một giá trị liên quan đến tính xứng đáng, mà tính xứng đáng là một khía cạnh không thể thiếu của đạo đức. Tính xứng đáng của hành động liên quan đến tính tự nguyện và trách nhiệm giải trình của người thực hiện hành động đó. Sẽ rất khó khăn để hình dung tổng thể về một đời sống đạo đức nếu không có thang đo tính xứng đáng cho hành động của con người.

Smith không cho rằng cảm giác cay đắng là thứ cần phải kìm hãm và biến nó thành một khía cạnh có thể chấp nhận được trong trải nghiệm đạo đức. Thay vì vậy, Smith cho rằng nếu cuộc sống của chúng ta thiếu cảm giác cay đắng, thì cái giá phải trả liên quan đến đạo đức của chúng ta cũng rất đắt. Lý do là vì sự cay đắng, bất bình là thứ cảm xúc cốt yếu đối với những ai quan tâm và mong muốn công lý được thực thi. Ý niệm về sự bất bình của Smith bao gồm cái mà chúng ta gọi là “sự phẫn nộ;” nó không chỉ là sự cay đắng vì bản thân chúng ta bị thiệt hại mà có thể là sự cay đắng khi ta quan tâm đến thiệt hại của người khác. Khi chúng ta cảm thấy bất bình trước cách người khác không đáng bị đối xử bất công thì chúng ta đang thể hiện sự quan tâm vô vị lợi đối với công lý nói chung và điều đó rất quan trọng đối trong việc xây dựng một cộng đồng bền chặt về đạo đức. Đó là một cách quan trọng để thể hiện sự cam kết đối với các giá trị và chuẩn mực nhất định.

Hãy tưởng tượng về một thế giới mà không ai cảm thấy bất bình hoặc cay đắng khi thấy người khác bị đối xử bất công. Đó có thể là một thế giới được giải phóng khỏi nhiều cảm xúc, động cơ và hành vi có hại về mặt đạo đức. Đó có thể là một thế giới mà không có ai tìm cách báo thù; bởi vì không ai trong thế giới đấy có bất kỳ mối quan tâm nào đến phẩm giá hoặc hạnh phúc của bất kỳ ai khác. Liệu có thể xuất hiện một thế giới mà ở đó mọi người đều mong muốn công lý được thi hành một cách không thiên vị trong khi chính bản thân họ lại lại thờ ơ, lãnh đạm với những việc làm sai trái để không phải cảm nhận sự cay đắng?

Biết ơn và bất bình là những phản ứng cơ bản mang tính quy luật đối với hành động của con người

Đồng quan điểm truyền thống của các Nhà Đạo đức Anh (bao gồm Hutcheson, Hume, Butler, Smith, Reid,) Smith không tin rằng bản chất tự nhiên của con người là vị kỷ và phải bằng cách nào đó bị thao túng hoặc ép buộc thì mới quan tâm tới sự bình an của người khác. [iv] Smith nhận ra rằng mọi người có xu hướng quan tâm đặc biệt mạnh mẽ không chỉ liên quan tới lợi ích của chính họ mà cả lợi ích xã hội nói chung. [v] Con người cần sống trong cộng đồng. Có rất nhiều cách mà con người sẵn sàng làm để bảo vệ quyền lợi của người khác, ngay cả với những người hoàn toàn xa lạ và tìm thấy sự hài lòng từ những hành động đó. Ví dụ có thể thấy như những gì cha mẹ làm cho con cái, bạn bè làm cho nhau, hay những nỗ lực để cứu giúp người hoạn nạn, các dự án từ thiện, nỗ lực của mọi người để cải thiện cộng đồng của họ,v.v.

Dĩ nhiên, thế giới cũng có rất nhiều người ích kỷ và thờ ơ đối với hoàn cảnh của người khác, và có cả những kẻ tàn nhẫn vô cùng. Nhưng, nói chung, sự quan tâm mang tính đạo đức đối với quyền và lợi ích của người khác nằm trong bản chất tự nhiên của con người. Điều chúng ta cần làm là tạo điều kiện và hỗ trợ để thiên hướng và khả năng thấu cảm mà hầu hết mọi người đều đã có được vun bồi và phát triển. Hãy để ý việc chúng ta rất quan tâm đến việc liệu một người có cái nhìn thiện cảm với mình hay không. Một số người chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài hoặc vui vẻ khi lừa dối người khác nhưng hầu hết chúng ta tin rằng thứ quý giá với bản thân là sự đàng hoàng về mặt đạo đức và được người khác công nhận như vậy.

Đó cũng là một ý trong lập luận của Smith khi cho rằng mọi người muốn trở thành người có tố chất đáng được khen chứ không chỉ đơn thuần là người được khen. [Vi] Họ muốn được ngưỡng mộ vì phẩm giá và phẩm hạnh của mình chứ không chỉ đơn thuần là nghe những lời khen ngợi, bất kể đó là lời khen thực chất hay sáo rỗng. Ông đã viết:

Bản chất tự nhiên của con người là khao khát, không chỉ được yêu, mà còn là đáng được yêu; hoặc trở thành một đối tượng có phẩm chất thích hợp để được yêu. Con người khiếp sợ, không chỉ là bị ghét bỏ, mà là đáng bị ghét; hoặc trở thành một đối tượng có phẩm chất thích hợp đáng bị lên án. Con người mong muốn, không chỉ là lời khen ngợi, mà còn là phẩm chất xứng đáng để được khen ngợi…

Smith, TMS, III.2.2, pp. 113-114.

Và:

Chúng ta cũng không thể hài lòng nếu chỉ được ngưỡng mộ vì những gì người khác cho là đáng ngưỡng mộ. Chúng ta chỉ có thể thực sự hài lòng nếu chính chúng ta thực sự tin rằng bản thân mình có những phẩm chất đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, để đạt được sự hài lòng này, chúng ta phải trở thành nhân chứng khách quan cho tính cách và hành vi của mình.

Smith, TMS, III.2.2, pp. 114

Điều này phù hợp với quan điểm của Smith trong việc đánh giá sự quan trọng của một số cảm xúc và thái độ trong cuộc sống của chúng ta. Smith cho rằng có một loại phẩm giá liên quan đến cảm xúc bất bình hay cay đắng trong việc đánh giá chính xác tính sai hay đúng của hành động dựa trên động cơ và phương thức của người thực hiện hành động chứ không chỉ đơn thuần dựa trên mức độ thiệt hại của hành động đó. Sẽ là tai hại nếu nhiều người cảm thấy cay đắng quá nhiều hoặc quá lâu. Tuy nhiên, có một vai trò quan trọng về mặt đạo đức đối với sự cay đắng. Nó là tín hiệu bảo vệ cho công lýsự an toàn của người vô tội.

Sự cay đắng thúc giục chúng ta chặn đứng những nỗ lực cố gắng làm hại chúng ta, và trả đũa những ai đã làm gây hại cho ta; Nó nhấn mạnh rằng người phạm tội phải ăn năn khi gây ra sự bất công, và những người khác có những hành động tương tự sẽ phải thấy khiếp sợ. Do đó, sự cay đắng chỉ nên dành riêng cho những mục đích này, và con người không nên cuốn theo cảm xúc đó nếu nó khởi sinh vì những mục đích khác.[Ix]

Sẽ là bất khả khi tuyên bố rằng chúng ta nên ‘vượt qua cơn giận dữ’, ‘vượt qua sự cay cú’ hoặc ‘lớn lên từ những cảm xúc và thái độ tiêu cực” như thể những thứ cảm xúc ấy không văn minh và tàn bạo và mù mờ về mặt đạo đức. Chúng ta không nên đánh giá vai trò và ý nghĩa đạo đức của một cảm xúc hoặc thái độ hoặc động cơ chỉ dựa trên việc liệu các cảm xúc đó có mối liên quan đến hành vi có hại hoặc sự thất bại trong kiểm soát bản thân hay không. Chúng ta không nên quên rằng tồn tại lòng trắc ẩn đặt nhầm chỗ, lời xin lỗi thừa thãi hay sự tha thứ sai lầm, v.v. Một câu hỏi đáng được đặt ra hơn khi nói về cảm xúc và thái độ là liệu cảm xúc hay thái độ đó có xứng đáng và phù hợp hay không.

Đổ lỗi, chế giễu, khinh thường và những cảm xúc, thái độ tiêu cực khác đều rất khó chịu vì chúng khiến ta phải cảm thấy đau đớn. Bên cạnh đó, những cảm xúc ấy có thể dễ dàng đóng một vai trò trong việc thúc đẩy hành vi đáng ngờ về mặt đạo đức. Nhưng liệu có phải những tình cảm và thái độ đó luôn phản ánh sự non nớt về mặt đạo đức hay thiếu nhạy cảm với công lý và điều tốt đẹp? Trên thực tế, những cảm xúc ấy có nảy sinh từ một nền tảng luân lý đứng đắn.

Duy trì sự công bằng là đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội của con người và khả năng hạnh phúc của họ. Trong The Theory of Moral Sentiments, Smith đã viết, “Sự tránh làm hại hay xáo trộn hạnh phúc của người xung quanh, ngay cả trong những trường hợp không có luật pháp nào để bảo vệ quyền con người theo cách thích đáng, tạo nên tính cách của một người trong sạch và công bình. ”[x]

Quan điểm công lý liên quan đến các nguyên tắc hành động không có nghĩa là cảm xúc không quan trọng khi bàn về công lý. Một người mà giáo dục đạo đức không bao gồm sự phát triển của cảm giác bất bình khi nhìn thấy sự bất công thì không đáng để gọi là “một người may mắn”. Một kẻ mà không nảy may cảm xúc cay đắng với bất công của người khác tựa như một kẻ “khiếm thính” về mặt đạo đức. [Xi]

Sự cay đắng không chỉ đơn thuần là một cảm xúc có tính thù địch và hướng đến sự trừng phạt – nó có thể liên quan đến nhận thức và khả năng phán xét của con người. Nó có thể phản ánh việc nhận thức được người làm sai là người có động cơ và hành vi đáng bị lên án. Ngoài ra, nó là dấu chỉ thể thể hiện sự quan tâm đối với nạn nhân, như một người đã bị làm tổn hại bởi người khác. Chúng ta không bất bình với cơn bão đã tàn phá vườn cây ăn trái; chúng ta cũng không cảm thấy oán hận thay cho cây trái. Kể cả khi chúng ta cảm thông cho một gia đình có kho thóc bị phá hủy bởi bão lũ thì đó là một cách cảm thông khác với việc cảm thông cho người đã bị hành hạ bởi một kẻ đốt phá chuồng trại của họ.

Quan điểm công lý liên quan đến các nguyên tắc hành động không có nghĩa là cảm xúc không quan trọng khi bàn về công lý

Thậm chí còn có một khía cạnh thẩm mỹ quan trọng đối với phản ứng cảm xúc phù hợp về mặt đạo đức, vì chúng phản ánh sự cân bằng, trật tự và sự phù hợp. Smith đã viết:

Không gì duyên dáng hơn cách cư xử của người đàn ông có vẻ cay đắng vì ý thức rằng kẻ gây án đáng phải chịu trách nhiệm, hơn là vì bản thân anh ta cảm thấy mình “thượng đẳng” trong thứ cảm xúc khó chịu đó. Đó là người, giống như một thẩm phán, chỉ xem xét các quy tắc chung, quyết định mức độ trừng phạt là gì cho mỗi tội phạm cụ thể; khi thực hiện việc trừng phạt, người đó cảm thấy mức phạt đó ít hơn đối với những gì bản thân đã phải chịu đựng. Đó là người, mặc dù trong cơn thịnh nộ, vẫn có lòng thương xót, và có thể giải thích quy tắc theo cách nhẹ nhàng và ưu ái nhất có thể, và cho phép giảm nhẹ những khung phạt trong mức mà con người sống ngay thẳng có thể cho phép. [xii]

Những nhân chứng khách quan không bao giờ có thể chấp nhận cảm giác cay đắng mà không được kiểm soát, thiếu sự đồng cảm và khả năng soi xét nghiêm cẩn. Smith đã viết:

Nhưng chúng tôi ngưỡng mộ sự bất bình cao cả và hào phóng với những tổn thất lớn của những nhân chứng không thiên vị, hơn là cơn thịnh nộ trong lồng ngực của những người phải trực tiếp chịu sự tổn thất đó. Đó là cảm giác cay đắng mà không cho phép lời nói, cử chỉ nào đi chệch ra khỏi những nguyên lý công bằng.[xiii]

Sự trừng phạt có thể được cảm nhận ở mức độ thích hợp, và nó có thể là một phương thức để chuyển hóa kẻ có tội thành người có trách nhiệm và có khả năng tôn trọng đạo đức. Bất bình với mong muốn đi trừng phạt có thể là một phương thức truyền đạt các giá trị mà người phạm tội có thể coi là kim chỉ nam thay vì chỉ đơn thuần coi đó là nợ máu trả máu. Người làm sai phải có khả năng nhận ra một cách thấu đáo rằng những người khác không thể bắt chước động cơ và thái độ không chuẩn mực của họ. Thông thường, khi chúng ta mô tả một phản ứng hoặc một thái độ mang tính trừng phạt, chúng ta hay chỉ trích nó về tính đạo đức, có thể vì quá khắc nghiệt hoặc vì thù hận. Nhưng sự trừng phạt không nhất thiết phải là trả thù hay bất cứ một hành động mù quáng nào tương tự như thế. Sự trừng phạt có thể được thể hiện bằng sự chỉ trích và áp đặt các hình thức xử phạt xứng đáng và cân đối. Có thể rất khó để xác định tính thích hợp của một hành động xử phạt nhưng chắc chắn là sai lầm khi nghĩ rằng nó luôn quá tệ hại, luôn có ý định gây thương tích với mục đích làm cuộc sống của người bị trừng phạt tệ đi. [Xiv]

Khi sự trừng phạt được thực hiện trên cơ sở của tính tương xứng và phù hợp, thì không những không có lý do gì để ngờ vực về tính đạo đức của cảm giác cay đắng, mà nó còn đáng khen ngợi về mặt đạo đức. Cùng những dòng như vậy Smith đã viết, “kẻ vi phạm các luật lệ của công lý” sẽ thấy mình đáng ghê tởm và anh ta “ở một mức độ nào đó trở thành đối tượng của sự căm ghét và ghê tởm từ chính mình”. [xv] Smith đã nói về người đức hạnh rằng “đó là người có tính hòa hảo và bằng hữu với tất cả nhân loại, và nhìn đồng loại của mình với sự tự tin và nhân từ, tin tưởng rằng anh ấy đã tự cho mình xứng đáng với sự kính trọng nhất của họ. ”[Xvi] Ông cũng viết:“ Nhân loại sẽ không thể chấp nhận động cơ làm tổn thương người xung quanh hay xúi giục làm điều ác với người khác, trừ phi động cơ hành động đó hướng tới điều ác mà kẻ khác đã gây ra cho nhân loại . ”[Xvii]

Tất nhiên, cuộc thảo luận của Smith về sự cảm giác cay đắng không nhằm mục đích hợp lý hóa bất cứ điều gì mà mọi người cảm thấy bất bình. Nó chỉ là sự giải thích về trường hợp mà một thứ cảm xúc tiêu cực như vậy cũng có thể có một vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức. Nó chỉ ra những loại đặc điểm của hành động và động cơ thúc đẩy sự phẫn nộ đích đáng (liên quan đến sự bất công) và làm thế nào để sự bất bình có thể thể đúng mực (Mà điều đó phụ thuộc vào những nhân chứng không thiên vị). Một điều rất nổi bật về lý thuyết đạo đức của Smith là ông giải thích sự khác biệt giữa những phán xét và hành động đúng đắn với phán xét và hành động không đúng đắn về đạo đức, cũng ai xứng đáng nhận được những phản ứng và thái độ tiêu cực trên. Tất cả điều này được giải thích về cơ bản thông qua khả năng thấu cảm qua sự suy tư và nỗ lực đấu tranh vì công bằng.

Dịch từ ADAM SMITH ON RESENTMENT, Jonathan Jacobs for AdamSmithWorks

References
[i] Nietzsche develops his view of ressentiment in On the Genealogy of Morals. It is not exactly the same phenomenon as resentment though it is related to it in important respects. Some of Nietzsche’s critique of ressentiment would apply also to resentment. Both, in his view, involve hostility born of weakness and envy of the strength and prosperity of others, the hostility being turned into a notion of one’s own moral superiority, as a way of gaining at least a ‘moral’ victory over the other. Ressentiment, he held, is what motivated and sustained the moral values characteristic of Christianity (but not only Christianity).
[ii] Adam Smith, The Theory of Moral Sentiments, Ibid. II.i.I. 7, p. 69.
[iii] Ibid.
[iv] In Mill’s Utilitarianism the current of thought concerning sociability and the social feelings is very pronounced. In fact, it is a crucial part of his “proof” of the utilitarian principle. He regards human beings as strongly desiring to be in unity with their fellow-man and he held that we can come to “naturally” take into account the welfare and interests of others. In Hobbes’s Leviathan the social feelings do not have the central role that they have in other British thinkers’ works but we should keep in mind that Hobbes’s emphasis on self-interest has much to do with the kind of reasoning that would motivate a person to agree to leave the precariousness of the state of nature; he was not also arguing that no one would ever have any concern for anyone else except insofar as one’s own interest is promoted thereby.
[v] See, for example, TMS, II.ii.2.1, p.p. 82-83.
[vi] See, for example, TMS, III.2.6-7, pp. 116-117 for Smith’s remarks on the natural sociability of human beings.
[vii] Smith, TMS, III.2.2, pp. 113-114.
[viii] Ibid., p. 114. Here there is mention of the impartial spectator, a key notion in Smith’s conception of moral epistemology. That notion is not essential to the main elements of Smith’s view of resentment but it is important in the passage quoted because of how important it was to Smith that we should really be able to think of ourselves as praiseworthy and virtuous
[ix] Smith, TMS, II.ii.1. 4, p. 79.
[x] TMS, VI.ii. intro. 1, p. 218.
[xi] Smith uses the expression “beats in time” and similar expressions, such as “keeps time” and “in harmony” and “perfect harmony” frequently in The Theory of Moral Sentiments. In fact, such expressions occur about a dozen times in the first quarter of the work. They occur elsewhere in it, as well, along with numerous references to the pitch of sentiments.
[xii] Ibid., Iii.6.5, p. 172.
[xiii] Smith, TMS, I.i. 5.4, p. 24.
[xiv] As far back as Plato’s Gorgias and up to the present theorists have developed theories of punishment maintaining that the imposition of sanction should be understood as a communication of values meant to morally reorient and correct the offender. There is a difference between punishment being felt as unwelcome or undesirable (most of us do not like to be punished) and punishment being meant to harm or worsen the person punished. The latter is morally wrong. Something can be unpleasant but also educative or able to motivate enlarged understanding and changed motives. One of the chief concerns about contemporary carceral practice is that it pretty clearly does worsen or harm . It is difficult to see how that harming can be justified. That is not a reason to abolish incarceration. It is a reason to reform it.
[xv] Smith, TMS, II.ii.2.3, 84.
[xvi] Ibid., II, ii. 2.4, p. 85.
[xvii] Ibid., II.ii.2.1, p. 82.

Leave a Comment