Làm Sao Kiểm Soát Bản Thân, Tuân Thủ Nguyên Tắc Tổ Chức, Và Nuôi Dưỡng Công Việc Đầy Ý Nghĩa

Chuyên đề dành cho người đi làm: Làm Sao Kiểm Soát Bản Thân, Tuân Thủ Nguyên Tắc Tổ Chức, Và Nuôi Dưỡng Công Việc Đầy Ý Nghĩa

Chuyên đề đã được tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 9/3/2019

“Chào các bạn, lố giờ là chuyện thường hay xảy ra ở Lớp này, và tối nay cũng không ngoại lệ. Dù chủ đề vừa được trình bày ưu tiên chủ yếu bàn kỹ khía cạnh công việc có ý nghĩa’ (meaningful work) so với chuyện kiểm soát bản thân và nguyên tắc tổ chức song hơn hai tiếng rồi mà có vẻ những ai tham gia vẫn chưa thấy thấm nhập đủ đầy, ưng ý. Giới thiệu cách nhìn của Lesova và cs. (2018), trải nghiệm cá nhân về ‘công việc ý nghĩa’ khởi lên từ các cấp độ khác nhau (con người, công việc, tổ chúc, và xã hội).  Nên chi, 4 nguồn công việc có ý nghĩa thể hiện nhu cầu (tôi/ người khác) và hiện thể/ làm (phát triển rồi trở thành bản ngã; hợp nhất với người khác; phục vụ tha nhân; biểu đạt bản ngã), hay hai chiều kích tâm lý liên quan (định hướng hành động và động cơ),.. chi chi đều mới dừng ở cách tiếp cận các yếu tố với cấp độ cá nhân mà thôi; trong khi các yếu tố thuộc về xã hội và tổ chức như các dấu hiệu thiên hướng (mối bận tâm, khả năng, nét tính cách), những thích ứng về mặt tính cách (thí dụ, mối bận tâm cá nhân như động cơ, mục tiêu, nỗ lực) và cách kể chuyện bản thân thì cùng lắm cũng mới chỉ ra những giá trị như có năng lực, sự tự trị, địa vị/ quyền lực, và mối liên kết xã hội mà thôi. Quan điểm đáng xem xét và tham khảo về công việc có ý nghĩa, đặc biệt đặt trong tổ chức thì đòi buộc phải xét tới (a) các yếu tố ở cấp độ cá nhân: hướng tới mục tiêu, động cơ hậu thuẫn xã hội, hiểu biết sâu sắc hơn về cách kể chuyện nghề nghiệp của người ta; (b) các yếu tố ở cấp độ công việc: trách nhiệm và các nhiệm vụ, với lưu ý tới kiểu công việc, chất lượng và khối lượng việc đủ để người ta phác thảo và thiết kế công việc nhằm đạt được các điều kiện làm việc tốt hơn; (c) các yếu tổ ở cấp độ tổ chức: lãnh đạo, văn hoá tổ chức, các chính sách và thực hành của tổ chức, và bối cảnh xã hội ở nơi làm việc; (d) các yếu tố ở cấp độ xã hội: tiếp cận được công việc tử tế, đàng hoàng (decent), và chuẩn tắc văn hoá (bao gồm cả khái niệm rất hot ở nước mình gần đây là Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với Xã hội: CSR)… Đến đây thì vừa thiết yếu và bức xúc ghê gớm là chúng ta hiểu như thế nào là một công việc tử tế, đàng hoàng: các điều kiện làm việc an toàn cả thể chất lẫn quan hệ liên nhân, có giờ tự do và nghỉ ngơi phù hợp, các giá trị tổ chức phù hợp với gia đình và các giá trị xã hội, được trả công xứng đáng, và tiếp cận chăm sóc sức khoẻ phù hợp. Như thế, công việc có ý nghĩa bèo ra phải làm sao đảm bảo mình sống còn, kết nối xã hội, và tự quyết. Rõ ràng, trải nghiệm về công việc ý nghĩa phải được coi trọng, làm sao để tổ chức rộng rãi, và công việc thật chuyên biệt…

Chúng ta đầu tư thời gian và tâm trí để suy ngẫm, bàn thảo và hành động với mục tiêu củng cố công việc có ý nghĩa sâu xa do bởi, tìm kiếm ý nghĩa là thiên hướng rất người (Frankl, 1970); công việc có ý nghĩa là công việc mang ý nghĩa hết sức cá nhân và đáng giá song công việc lại thứ hoạt động cơ bản của người trưởng thành nên công việc có ý nghĩa luôn tương tác và bao hàm các yếu tố văn hoá- xã hội, tổ chức, các yếu tố tâm lý cá nhân, đặc biệt liên quan tới sự ổn thoả (well-being). 

Mô hình lý thuyết công việc mang ý nghĩa tuy khá phức tạp song chính sự dang dở, ít nhiều còn mù mờ khi chúng ta khảo sát về nó lại vô hình trung giúp mỗi người cảm nhận được sự đúng đắn và ý nghĩa của tiến trình đời sống: ý nghĩa nằm ở nơi hành động thể hiện. Và có lẽ vì thế, chủ đề cho tháng tới được bầu chọn lại có liên quan: Câu chuyện Cay đắng – Ngọt bùi của việc Kỷ luật Bản thân: Thành Tích Đạt Được, Thăng Tiến Nghề Nghiệp, và Thương Hiệu Cá Nhân. Hẹn gặp lại các bạn sau dịp Giỗ Tổ Hùng Vương cuối tháng Tư lịch sử. Đêm êm ấm, yên lành.”

Leave a Comment