Kỷ Luật Bản Thân: Vượt Lên Trên Nan Đề Tiêu Cực – Tích Cực

Chủ đề:Kỷ Luật Bản Thân: Vượt Lên Trên Nan Đề Tiêu Cực – Tích Cực

Chuyên đề đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16 – 17/2/2019

HN: “Hôm qua, sau khi có cơ hội được lắng nghe và hấp thụ em cảm thấy thay đổi rất tích cực về mặt năng lượng. Áp dụng vào bản thân, hiện tại em đang làm khá nhiều công việc một lúc và việc Self-discipline (*kỷ luật bản thân*) này đang như kim chỉ nam cho em đi tốt hơn và đúng đường hơn. Ghi nhớ câu thầy nói ‘Thu hẹp và loại trừ’, đặc biệt là duy trì năng lượng tự thân, làm tốt các điều đã được chọn. Em cảm ơn thầy.’

Hồi âm ngay và luôn của một nữ học viên sau khoá ‘Kỷ Luật Bản Thân’ cuối tuần vừa rồi (16-17.2). Các bạn tham gia đã biết khá nhiều điều bất ngờ về ‘discipline’, cả về khía cạnh từ nguyên cho chí những khởi điểm mang tính tâm linh, tôn giáo, phẩm hạnh thời cổ xưa, và việc cần thiết làm điều cần thiết bất kể nó gây cảm giác khó dễ, ưa ghét hay vui buồn, sướng khổ chi nữa… Nghĩa là, kỷ luật bản thân không nên dựa trên động cơ (bởi lực thúc đẩy này có thể phát sinh trước, trong hoặc sau khi ta tiến hành công việc); thậm chí, ngoài chuyện khống chế, đè nén các xung năng tính dục sai trái hết sức mãnh liệt khó lường và thói thòm thèm ham ăn khát uống ghê gớm (appetite) thì kỷ luật bản thân vừa giá trị với mục tiêu đạt sức khoẻ tốt, đảm bảo sống đời trường thọ vừa giúp người ta thành tựu nhiều thứ quan trọng rất đời khác nữa. Kỳ luật bản thân là sống với trạng thái bất tương xứng và chẳng hề thích hợp nên chi nó đòi buộc tiêu tốn năng lượng tinh thần khủng khiếp; đây chính là lý do tại sao mô hình năng lượng về sự tự kiểm soát (self-control) giúp giải thích tâm trạng ủ dột, cáu gắt, bi quan khi hạ đường huyết và ý chí (willpower) tạo tác bởi khả năng nhận thức đi kèm thể chất lành mạnh. Lớp cũng đã thảo luận các cách cụ thể để cải thiện rồi tăng cường kỷ luât bản thân, thấu suốt tiến trình am tường, lão luyện về bản thân cũng là tiến trình hiểu biết về chính bản ngã. Thực tế, có sự kỷ luật bản thân giả tạo, và sự kỷ luật bản thân đích thị xuất phát do phải điều chỉnh (self-regulation) hoà hợp với hoàn cảnh và tình huống của đời sống. Khả năng tập trung, ngăn chặn các xung năng, và trì hoãn hưởng thụ phần thưởng là ba hình thức cơ bản của việc kỷ luật bản thân; do vậy, các miền tự kiểm soát chủ yếu là kiểm soát ý nghĩ, cảm xúc, xung năng, và việc thể hiện; năng lực này giúp thay đổi rồi thích ứng bản ngã đủ tạo nên một sự phù hợp sát sườn thêm và tối ưu hơn con người với thế giới. Hai kẻ thù tồi tệ nhất của sự kỷ luật bản thân là thói quen du di theo lối mòn ít gặp sự kháng cự hoặc chẳng phải duy trì kiên nhẫn nhất đồng thời ưa thích ở mãi trong vùng an toàn, thoải mái khiến chúng ta thất bại, hụt hẫng, cảm thấy bản thân tồi tệ, yếu kém, thậm chí cứ kéo dài trạng thái làm dưới mức năng lực vốn có, mong đợi quá thấp… ‘Thần chú’ ghi nhớ là ‘lặp iại và nghỉ ngơi’ (reps & rest) sau khi không ngừng tiến hành thực hành hàng ngày, triển khai mục tiêu rõ ràng cùng các bước đi khả thi, biểu tỏ thái độ vinh danh từng thành tích bé mọn, nhỏ nhặt… Thành công nhờ kỷ luật bản thân, chứ không phải bởi chỉ số thông minh IQ (Duckworth & Seligman, 2005). 

Câu chuyện dài kỳ về kỷ luật bản thân gợi nhắc ý tưởng ‘vì hiểu tất cả nên dễ tha thứ tất cả’, lòng từ bi da diết (self-compassion), truyền thông phi bạo lực cũng như lựa chọn chấp nhận bản thân (self-acceptance) và trải nghiệm được tôn trọng vô điều kiện (unconditional regard) theo đó mà khởi lên hết sức tự nhiên. Thuận duyên đến độ chủ đề được chọn cho tháng Ba tới (16-17) là: ‘Luyện Tâm và Vận Hành Ngôn Ngữ’. Hẹn gặp lại trong sắc trắng dễ thương của hoa sưa nở rộ. Đêm yên bình, thư thái.”

Tài liệu thầy giới thiệu:Meditations on Self-Discipline and Failure: Stoic Exercise for Mental Fitness – William Ferraiolo

Leave a Comment